🥗🥗 THỰC PHẨM NÀO GIÚP KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG? ⚖️⚖️
🌿🌿Rau lá xanh - ít tinh bột đường, giàu chất chống oxy hoá cùng với vitamin và khoáng chất, giúp kiểm soát đường huyết, đồng thời làm tăng sức đề kháng. 💯 Đăc biệt vitamin C có thể giúp giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn. 👉 Một số loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt,…
🐟🐟 Cá béo - axit béo omega-3 DHA và EPA giúp bảo vệ mạch máu, giảm viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch. 👉 Hàng cá béo tiêu biểu gồm có: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích.
🌰🌰 Hạt dinh dưỡng - nhiều chất xơ, ít tinh bột đường, giúp làm giảm đường huyết, nồng độ insulin và cholesterol xấu LDL. ❗️ Những người bị tiểu đường tuýp 2 thường có nồng độ insulin cao dễ gây béo phì nên ăn các loại hạt dinh dưỡng nhé.
🌱🌱 Nghệ - chứa nhiều curcumin, có thể hạ đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận ở người tiểu đường. ✔️ Nên kết hợp với món ăn có chứa piperine (ví dụ như tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ curcumin trong nghệ.
💧💧 Dầu olive - nên là dầu olive nguyên chất các bạn nha! Vì nó chứa nhiều axit oleic giúp cải thiện mức triglyceride và cholesterol tốt HDL, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 💓
🍐🍐 Trái cây - bạn vẫn có thể ăn trái cây khi bị tiểu đường nhưng ❗️❗️ nhớ sử dụng trái cây tươi thay vì nước ép hay sấy khô, thêm kem, sữa (nói chung là qua chế biến) và ❌ hạn chế các loại trái cây chín ngọt như xoài chín, hồng chín, sầu riêng,.. là được nha.
🍓 Đặc biệt là dâu tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol và insulin sau bữa ăn.
🍚🍚 Người bệnh tiểu đường nên kiêng tinh bột đường có trong gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng,…và không nên sử dụng sản phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas, siro, mứt,… 🍰🍰
📢📢 Cần lưu ý: Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Ăn uống điều độ, tránh để quá đói hoặc quá no và kết hợp tập thể dục!